Thứ Hai, 5 tháng 5, 2014

Vì sao chỉ còn 1 kỳ thi quốc gia chung năm 2015?

Các chuyên gia giáo dục đã đưa ra nhiều lập luận để chứng minh sự cần thiết chỉ nên duy trì 1 kỳ thi quốc gia chung vào năm 2015.

Hết thời "3 chung"

Trong bản kiến nghị gần đây gửi lên Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, đại diện Hiệp hội các trường ĐH, CĐ Ngoài công lập đã phân tích nhiều nguyên nhân để khẳng định việc tiến tới 1 kỳ thi quốc gia chung vào năm 2015 là tất yếu.

Vì sao chỉ còn 1 kỳ thi quốc gia chung năm 2015?

Kỳ thi "3 chung" đã không còn phù hợp với tình hình hiện nay
Kỳ thi tốt nghiệp bậc phổ thông để công nhận tốt nghiệp và lấy kết quả xét tuyển vào đại học là một hoạt động giáo dục ở nước ta được xã hội quan tâm nhiều nhất, vì nhiều lẽ.
vi-sao-chi-can-1-ky-thi-quoc-gia-chung
Giáo dục đại học ngày càng trở thành đại chúng, kiến thức đại học ngày càng trở nên cần thiết cho nhiều nghề nghiệp trong nền kinh tế công nghiệp và kinh tế tri thức.

Ngoài ra, tâm lý truyền thống của hầu hết mọi gia đình ở Việt Nam (và nhiều nước Đông Á) là hy sinh đầu tư cho con cái học “đến nơi đến chốn”.

Chuyên đề hướng tới 1 kỳ thi quốc gia chung từ năm 2015 trên VTC News

Với xu hướng “học suốt đời” trong một “xã hội học tập”, nhiều người tự học hoặc học kiến thức phổ thông theo nhiều cách khác nhau ngoài trường phổ thông mong muốn được xác nhận trình độ của mình và được dự tuyển vào đại học, cao đẳng.

Do đó chọn thể thức hợp lý để tổ chức kỳ thi tốt nghiệp bậc phổ thông thật sự chất lượng để mọi người có cơ hội được kiểm tra trình độ chuẩn theo chương trình phổ thông và có kết quả để xin dự tuyển đại học, cao đẳng là trách nhiệm của mọi hệ thống giáo dục của các quốc gia.  

Nhận định về kỳ thi “3 chung”, đại diện Hiệp hội các trường ĐH, CĐ ngoài công lập cho rằng phương thức này có ưu điểm tạo bình đẳng về cơ hội dự thi và tiết kiệm chi phí tổ chức cho các trường.

Tuy nhiên, kỳ thi “3 chung” cũng có nhược điểm không thực hiện đúng quy trình cải tiến đã dự kiến; Không thực hiện quy định của Nghị quyết 14: “Cải tiến tuyển sinh theo hướng áp dụng công nghệ đo lường giáo dục hiện đại”.

Do đó chất lượng đề thi kém (có thể thấy rõ qua phântích bằng các phần mềm hiện đại).

Bên cạnh đó, Bộ GD-ĐT thiếu chuyên gia nhưng không tận dụng chuyên gia trong nước dẫn tới việc tổ chức kỳ thi có chất lượng không cao.

Đổi mới là tất yếu

Lịch sử tổ chức thi tuyển sinh ĐH, CĐ ở Việt Nam cũng đặt ra yêu cầu đổi mới theo hướng gọn nhẹ, linh hoạt.

Từ năm 1955 đến năm 1965, các trường đại học tự tổ chức tuyển sinh đại học theo quy định của Bộ GD-ĐT.

Từ năm 1965 đến năm 1970, Bộ GD-ĐT tạm thời bỏ các kỳ thi tuyển sinh vào các trường ĐH, thành lập các Ban tuyển sinh ở các tỉnh để tuyển chọn học sinh vào ĐH.

Từ năm 1970 đến năm 1987, Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp, dưới thời của Bộ trưởng Tạ Quang Bửu, đã tổ chức lại các kỳ thi tuyển sinh đại học nhưng không thực hiện riêng ở các trường ĐH mà tổ chức chung tại các địa phương, đề thi chia theo các khối A (Toán, Lý, Hóa), khối B (Lý, Hóa, Sinh), khối C (Văn, Sử, Địa).

Vì sao chỉ còn 1 kỳ thi quốc gia chung năm 2015?

Việc chỉ cần duy trì một kỳ thi quốc gia chung để đánh giá và phân loại học sinh và lấy căn cứ xét tuyển đại học, cao đẳng là tất yếu
Từ năm 1988 đến 2001 Bộ Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp chủ trương để cho các trường ĐH tự tổ chức tuyển sinh đại học, chủ động trong 4 khâu ra đề, tổ chức thi, chấm thi và xét tuyển theo các khối A, B, C. Đề thi được xây dựng dựa trên bộ đề thi công khai của Bộ.

Từ năm 2002, Bộ GD-ĐT chủ trương đổi mới tuyển sinh đại học bằng phương thức 3 chung (đề thi chung, tổ chức thi chung và xử lý kết quả chung).

Từ quá trình nghiên cứu lịch sử tổ chức kỳ thi tuyển sinh đại học trong thời gian vừa qua, đại diện Hiệp hội các trường ĐH, CĐ Ngoài công lập đề xuất thiết kế kỳ thi tốt nghiệp phổ thông nhằm xác nhận trình độ và cấp bằng tốt nghiệp trung học phổ thông.

Kỳ thi quốc gia chung sẽ cấp kết quả xét tuyển đại học, cao đẳng, đảm bảo nguồn tuyển đa dạng, không phụ thuộc vào khối thi cho các cơ sở giáo dục đại học và nghề nghiệp.

Kỳ thi này sẽ điều tiết quá trình dạy và học trong trường phổ thông theo hướng tích cực, dân chủ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét