Thứ Hai, 26 tháng 5, 2014

Ôn thi tốt nghiệp – ĐH: Câu bị động và các dạng bài tập trắc nghiệm tiếng Anh

Trong chương trình tiếng Anh THPT hệ 7 năm, câu bị động là một phần kiến thức hết sức quan trọng, có trong các kỳ thi tốt nghiệp và ĐH.
Muốn làm tốt các bài tập trắc nghiệm về câu bị động, theo cô Trương Thị Hải - Trường THPT Đinh Chương Dương (Thanh Hóa), học sinh cần nắm được các vấn đề liên quan đến câu chủ động, câu bị động, chuyển từ hình thức làm bài tập tự luận sang bài tập trắc nghiệm.
Việc lựa chọn sử dụng dùng câu chủ động hay bị động phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trong nhiều trường hợp, chỉ sử dụng duy nhất hoặc dạng chủ động hoặc dạng bị động.
Do đó, cô Hải lưu ý học sinh cần phải nắm được một số vấn đề sau:
Cách dùng câu bị động
Khi không cần thiết phải nhắc đến tác nhân gây hành động (do tình huống đã quá rõ ràng hoặc không quan trọng).
Khi chúng ta không biết hoặc quên người thực hiện hành động.
Khi chúng ta quan tâm đến bản thân hành động hơn là người thực hiện hành động.
cau-bi-dong-va-cac-dang-bai-tap-trac-nghiem-tieng-anh
Khi chủ ngữ của câu chủ động là chủ ngữ không xác định như: people, they, someone….
Khi người nói không muốn nhắc đến chủ thể gây ra hành động.
Về cấu trúc câu bị động trong tiếng Anh, cô Hải chia thành 2 loại:
Loại 1: Bị động với các thì không tiếp diễn. Dạng này có công thức tổng quát sau: BE + PAST PARTICIPLE
Loại 2: Bị động với các thì tiếp diễn. Dạng này có công thức tổng quát sau: BE + BEING + PAST PARTICIPLE
Loại 1 áp dụng cho 6 thì bị động không tiếp diễn và loại 2 áp dụng cho 6 thì bị động tiếp diễn.
Cách chuyển từ câu chủ động sang câu bị động.
Muốn chuyển từ câu chủ động sang câu bị động học sinh cần nắm chắc các bước chuyển sau:
Lấy tân ngữ trong câu chủ động, chuyển nó thành chủ ngữ trong câu bị động.
Lấy chủ ngữ trong câu chủ động làm tân ngữ trong câu bị động.
Xác định thì của động từ trong câu chủ động, chia “ to be” tương ứng với thì đó và với chủ ngữ mới trong câu bị động.
Chuyển động từ chính của câu chủ động sang dạng quá khứ phân từ hai (Vp2) trong câu bị động.
Chọn giới từ (Prep) phù hợp để đặt trước tân ngữ của câu bị động ( nếu có).
Lưu ý: Các trạng từ chỉ cách thức thường được đặt trước động từ phân từ hai trong câu bị động.
By + tác nhân gây hành động đứng trước trạng ngữ chỉ thời gian và đứng sau trạng ngữ chỉ nơi chốn trong câu bị động.
Nếu tân ngữ trong câu bị động chỉ sự vật, sự việc thì ta dung gới từ “ with” thay “by” trước tân ngữ ấy.
Ta có thể bỏ by me, by him, by it, by you, by them, by someone, by somebody, by people trong câu bị động nếu không muốn nêu rõ tác nhân, hoặc thấy không quan trọng.
Câu bị động phủ định và nghi vấn được tạo giống như cách của câu chủ động. Tuy nhiên không phải bất cứ câu nào cũng có thể chuyển từ câu chủ động sang câu bị động và ngược lại.
Điều kiện để chuyển một câu chủ động sang câu bị động là câu đó phải có một ngoại động từ (Transitive verb). Câu có nội động từ (Intransitive verb) thì không thể chuyển được sang câu bị động.
Ngoại động từ là động từ cần một tân ngữ trực tiếp trong khi nội động từ thì không cần một tân ngữ trực tiếp.
Muốn làm tốt được các bài tập trắc nghiệm về câu bị động, học sinh phải nắm chắc cấu trúc câu bị động, làm được các bài tập viết chuyển sang câu bị động thì sẽ dễ dàng làm được các bài tập trắc nghiệm.
Cô Hải cũng lưu ý thêm, với từng đối tượng học sinh khác nhau, yêu cầu về kiến thức cũng khác nhau.
Đối với những học sinh yếu hoặc chỉ phục vụ thi học kỳ hoặc thi tốt nghiệp THPT, chỉ giới thiệu những phần cơ bản như cách chuyển từ câu chủ động sang câu bị động, câu bị động ở một số thì Tiếng Anh học trong chương trình, và với các động từ khuyết thiếu, WH- question, cấu trúc SVOO.
Đối với học sinh khá, giỏi, học sinh học khối D, giới thiệu thêm phần một số dạng đặc biệt trong câu bị động.
Giáo viên nên chú ý đến chủ điểm, cấu trúc ngữ pháp và từng đối tượng học sinh để đề ra yêu cầu phù hợp. Hướng dẫn cho học sinh hiểu rõ yêu cầu, song nó phải mang tính logic, mặt khác phải tôn trọng tính độc lập và sáng tạo của học sinh.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét