Thứ Ba, 29 tháng 4, 2014

Quy định xét tuyển vào Đại học – Cao đẳng

Phó Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục Trần Văn Nghĩa cho biết: Bộ GD-ĐT đang đề xuất 3 đến 4 mức điểm xét tuyển cơ bản vào ĐH, CĐ năm 2014. Việc quy định này đáp ứng tính đa dạng của các cơ sở giáo dục ĐH, CĐ. Nguyên nhân là trong những năm vừa qua, có những nhóm trường có điểm xét tuyển cao nhưng cũng có những trường có điểm xét tuyển trung bình hoặc thấp.
Ngoài ra, quy định trên cũng sẽ đảm bảo chất lượng đầu vào và đảm bảo tính minh bạch, công bằng trong tuyển sinh, đồng thời từng bước thực hiện phân tầng trong giáo dục đại học. Quy định này cũng giúp học sinh và phụ huynh sẽ biết được chất lượng đầu vào từng ngành để chọn trường phù hợp năng lực của mình.
Bộ dự kiến cho phép các trường căn cứ vào đặc thù của từng ngành đào tạo để quy định môn chính và đồng thời điểm thi môn chính sẽ được nhân hệ số 2 khi xét tuyển. Việc cho phép công bố một môn chính cũng như nhân hệ số khi xét tuyển là việc không mới vì những năm trước đối với một số ngành đã chọn môn chính là Ngoại ngữ hoặc môn năng khiếu để nhân hệ số khi xét tuyển.
Tuy nhiên, điểm mới là trước kia chỉ có 1 điểm sàn chung và những ngành có môn chính thí sinh vẫn phải đạt trên điểm sàn mới được xét tuyển. Hiện nay, Bộ cho phép các trường được phép tính lại điểm xét tuyển có tính đến hệ số môn chính và điểm này sẽ bằng điểm xét tuyển cơ bản Bộ công bố nhân 4 và chia 3.
Phó Cục trưởng Trần Văn Nghĩa giải thích: "Với quy định này, có thể hiểu cơ bản như sau: với một ngành thi khối D và trường chọn môn tiếng Anh là môn chính, nếu Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố điểm xét tuyển cơ bản là 12 thì trường đó có thể công bố điểm xét tuyển với môn tiếng Anh nhân hệ số là 16.
Như vậy, thí sinh nào có điểm tiếng Anh cao sẽ có lợi thế khi xét tuyển. Với quy định như vậy, trường sẽ chọn được thí sinh có năng lực tốt ở môn chính và đảm bảo chất lượng đầu vào. Quy định này cũng có lợi cho thí sinh có thể theo học ngành đúng với thực lực của mình".
Trước tình trạng nhiều thí sinh sau khi trượt đại học đã ra nước ngoài, đăng ký theo học tại các trường đại học quốc tế cho phép thí sinh xét tuyển từ điểm học bạ trung học phổ thông, Phó Cục trưởng Cục Khảo thí Trần Văn Nghĩa cho rằng: "Những nước phát triển đa số có nền giáo dục tiên tiến, phát triển mạnh. Công tác phân luồng trong giáo dục ở những nước này rất tốt, trong khi đó ở Việt Nam phân luồng còn rất yếu. Việc quy định ngưỡng chất lượng tối thiểu một mặt đảm bảo chất lượng đầu vào, một mặt là tác động vào phân luồng. Trong năm 2014, ngoài những trường, ngành tự nguyện tham gia kỳ thi chung của Bộ, còn có 63 trường tuyển sinh riêng theo đề án tự chủ tuyển sinh và nhiều trường trong số đó thực hiện xét tuyển trên cơ sở kết quả học tập ở trung học phổ thông và thi tốt nghiệp trung học phổ thông. Như vậy, thí sinh vẫn có thêm nhiều lựa chọn ngoài việc dự thi vào các trường có tổ chức thi vẫn có thể lựa chọn các trường xét tuyển từ kết quả học tập trung học phổ thông và điểm thi tốt nghiệp trung học".

Hà Nội căng thẳng tuyển sinh đầu cấp

Tuyển sinh đầu cấp THCS của Hà Nội năm nay sẽ căng thẳng. Đồng thời sở GD-ĐT Hà Nội cũng sẽ dự kiến siết nguyện vọng 3 (NV3) lớp 10 và giảm sĩ số lớp THPT.
Tuyển sinh đầu cấp: tăng 22.000 học sinh lớp 6
Theo ông Đoàn Hoài Vĩnh, Phó giám đốc sở GD-ĐT, năm nay, Hà Nội có 30 quận huyện (huyện Từ Liêm tách thành 2 quận Nam Từ Liêm và Bắc Từ Liêm). Tuy nhiên, công tác tuyển sinh không có gì thay đổi so với những năm trước. Hai quận mới vẫn giữ đúng tuyến tuyển sinh đã được phân cũ.
Ông Ngô Văn Chất, trưởng phòng Quản lý thi và Kiểm định chất lượng, sở GD-ĐT Hà Nội cho biết năm nay số học sinh vào lớp 6 tăng hơn 22.000 học sinh so với năm trước. Do vậy, ông Chất yêu cầu công tác điều tra số lượng trẻ trên địa bàn phường phải chính xác. Năm trước, có những trường khi điều tra số lượng trẻ thì rất nhiều nhưng khi giao chỉ tiêu chỉ bằng một nửa hoặc trên một nửa. Vậy còn gần một nửa học sinh sẽ học đâu? Hoặc số lượng điều tra thì ít nhưng giao chỉ tiêu lại gấp đôi, gấp 3 lần. Vậy số học sinh dôi ra lấy từ đâu.
Ông Chất cho rằng có một thực tế là 3 chỉ số: số lượng trẻ - chỉ tiêu tuyển sinh – kết quả tuyển sinh ở một số trường đang vênh nhau. Đề nghị các nhà trường phải có nguồn thông tin chính xác số lượng trẻ.
ha-noi-cang-thang-tuyen-sinh-dau-cap
Tuyển sinh đầu cấp THCS của Hà Nội năm nay sẽ căng thẳng (nguồn: Internet)
Theo ông Chất, năm học vừa qua, trong quá trình đi kiểm tra cho thấy ở một số trường điểm, số lượng HS nhiều nhưng cùng trên địa bàn quận có những trường chỉ có vài hồ sơ. Có trường học sinh không vào. Thậm chí, dù tuyển sinh từ đầu tháng 7 nhưng đến giữa tháng 7, đoàn kiểm tra đến, có trường mới chỉ có vài hồ sơ, trong khi đó, trường khác cùng địa bàn có tới vài trăm hồ sơ.
Một vấn đề nữa mà ông Chất nhấn mạnh đề rút kinh nghiệm trong kỳ tuyển sinh đầu cấp năm nay đó là trong văn bản chỉ đạo của sở có nói tuyệt đối không được thu góp những khoản đóng góp ngoài quy định. Nhưng năm vừa qua vẫn có những trường thu, khi 5 đoàn kiếm tra của sở đi thì trường phải trả lại.
Chấm dứt tình trạng học sinh yếu kém, trung bình không được thi vào lớp 10
Theo ông Ngô Văn Chất tỷ lệ tốt nghiệp của Hà Nội đạt 99.56%. Tuy nhiên việc xét tốt nghiệp THCS chưa thật đồng đều, chất lượng tốt nghiệp còn một số vấn đề cần phải rút kinh nghiệm. Tỷ lệ học sinh thi vào lớp 10 bị điểm 0 môn Văn và Toán lên đến vài trăm.
Bên cạnh đó, ông Chất còn cho hay, năm học trước có tình trạng nhiều trường vận động những học sinh xếp loại tốt nghiệp trung bình hoặc yếu không dự thi lớp 10 THPT. Do đó, có nhiều em không được dự thi vào lớp 10 THPT mà chỉ tham gia học GDTX. Điển hình một số quận như Tây Hồ tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp tham gia vào lớp 10 THPT chỉ đạt 92.8%, Sóc Sơn 91.49%, Đông Anh là 91.23%, Gia Lâm 92.06, Phúc Thọ 92.1%, Hoàng Mai 92.25%.
Như vậy, các quận, huyện nội thành tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS không dự thi vào lớp 10 cao. Đề nghị các quận huyện chỉ đạo các trường tạo điều kiện cho HS được dự thi vào 10. Năm nay sở sẽ có một số đoàn đi kiểm tra về vấn đề này.
Ông Chất cũng cho biết mọi năm có 2 đợt xét tốt nghiệp THCS vào tháng 6 và tháng 12. Năm nay chỉ xét một đợt vào ngày 15/5-19/5 cho tất cả các trường THCS và TTGDTX.
Thi vào 10: không thay đổi
Cũng theo ông Chất, thi vào lớp 10 THPT của Hà Nội không có gì thay đổi so với năm học trước. Học sinh sẽ vẫn thi hai môn Văn – Toán, vẫn kết hợp thi tuyển với xét tuyển.
Một điểm mới của kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm nay, theo ông Chất đó là sở GD-ĐT Hà Nội sẽ hạn chế cho các trường xét tuyển NV3. Sở cũng chỉ đạo giảm sĩ số học sinh/lớp. Chủ trương của sở là 40 học sinh/lớp. Ngày 25/4 tới , sở GD-ĐT Hà Nội sẽ quyết định số lượng trường được giao chỉ tiêu tuyển sinh năm nay.
Thi vào lớp 10 chuyên vẫn theo 2 vòng: sơ tuyển và thi tuyển. Ngày 23/6, học sinh lớp 9 của Hà Nội sẽ bước vào kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT.
Tuy nhiên, ông Chất nhấn mạnh đến vấn đề hồ sơ thi vào lớp 10 của học sinh, nhất là vấn đề hộ khẩu. Bài học của trường THPT Trần Hưng Đạo, Thanh Xuân vừa qua về hộ khẩu các trường THCS và THPT toàn TP phải rút kinh nghiệm.

Một trường THPT giải thể

Năm học 2014-2015 Trường THPT Lý Tự Trọng - Q. Tân Bình (Trường CĐ Kỹ thuật Lý Tự Trọng) ngừng tuyển sinh lớp 10. Trường sẽ giải thể vào năm học 2016-2017.
THPT, giải thể, cấp 3
Năm học 2014-2015 trường THPT Lý Tự Trọng ngừng tuyển sinh lớp 10
Thực hiện chỉ đạo của UBND TP.HCM về chủ trương giải thể Trường THPT Lý Tự Trọng (Trường CĐ Kỹ thuật Lý Tự Trọng - Sở GD-ĐT TP.HCM vừa có văn bản gửi trường.
Theo lộ trình, năm học 2014-2015 của Trường THPT Lý Tự Trọng không tuyển sinh lớp 10.
Năm học 2014-2015: Nhà trường hoạt động còn 02 khối lớp 11 và 12.
Năm học 2015-2016: Nhà trường chỉ còn hoạt động duy nhất khối lớp 12.
Năm học 2016-2017: Trường Trung học phổ thông Lý Tự Trọng thực hiện giải thể và không còn hoạt động.
Trường THPT Lý Tự Trọng là trực thuộc trường cao đẳng là không đúng điều lệ trường THPT của Bộ GD-ĐT. Hiện trường có khoảng gần1.500 học sinh và hơn 50 cán bộ công nhân viên đang trực tiếp làm việc.

Thứ Sáu, 25 tháng 4, 2014

Trượt tốt nghiệp THPT thí sinh có thể thi lại

Đó là nội dung dự thảo Phương án kì thi tốt nghiệp bậc phổ thông triển khai từ năm 2015 của Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng ngoài công lập và trình Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam.
Theo dự thảo này, từ năm 2015, kết quả thi tốt nghiệp THPT sẽ được dùng để công nhận tốt nghiệp và xét tuyển vào đại học. Mục tiêu của kì thi này là xác nhận trình độ tốt nghiệp phổ thông của người học trong và ngoài hệ thống giáo dục phổ thông, kể cả tự học. Cung cấp kết quả cho thí sinh dự xét tuyển vào các trường đại học, cao đẳng. Cũng bắt đầu từ năm 2015, không tổ chức liên tiếp hai kì thi tốt nghiệp và kì thi đại học gây tốn kém cho học sinh.
Kỳ thi này khác kỳ thi tốt nghiệp phổ thông hiện tại ở chỗ, đối tượng là học sinh đã học hết bậc phổ thông, có thể bao gồm những người tự học hoặc không học phổ thông nhưng muốn được xác nhận trình độ và dự tuyển vào các trường ĐH, CĐ và trung cấp chuyên nghiệp. Trước mắt sẽ tổ chức kì thi này định kì 2 lần/năm, tương ứng với các thời điểm đầu hai học kỳ của trường đại học. Thí sinh được kết quả thấp ở kì thi đầu tiên có thể đăng ký thi lại ở kỳ thi sau để nâng kết quả. Như vậy kết quả không bị cố định như ở kỳ thi tốt nghiệp phổ thông hiện nay.
truot-tot-nghiep-thpt-thi-sinh-co-the-dang-ky-lai
Thí sinh tham dự kì thi tốt nghiệp THPT năm 2013
Đề thi được thiết kế chủ yếu theo phương pháp trắc nghiệm khách quan kết hợp một số câu hỏi tự luận ngắn cho các môn có nhu cầu bổ sung. Việc phát triển ngân hàng câu hỏi, thiết kế đề thi, xây dựng các đề thi tương đương được triển phải theo theo lý thuyết và công nghệ đo lường hiện đại.
Cấu trúc môn thi bao gồm Toán, Ngữ Văn, Ngoại ngữ (một trong các thứ tiếng: Anh, Pháp, Nga, Trung, Đức). Hai bài thi tích hợp bao gồm Khoa học tự nhiên (liên quan đến các môn Vật lý, Hóa học, Sinh học); Nhân văn và Khoa học xã hội (liên quan đến các môn Sử, Địa, Chính trị). Thí sinh buộc phải thi ba môn Toán, Ngữ Văn, Ngoại ngữ và được chọn 1 trong 2 môn tích hợp (hoặc thi cả 2). Mỗi năm có thể tổ chức nhiều lần để giảm bớt sự tập trung căng thẳng và tạo cơ hội nhiều hơn cho thí sinh.
Việc đạt điểm trung bình của 4 (hoặc 5) môn/bài thi là cơ sở để xét trình độ tốt nghiệp THPT. Bảng điểm của 4 (hoặc 5) môn thi cho từng thí sinh là cơ sở để các trường đại học, cao đẳng xét tuyển thí sinh vào ngành học mà họ dự tuyển. Đối với một số trường đại học có yêu cầu đặc biệt hoặc yêu cầu cao hơn về chất lượng đầu vào, có thể xem đây là điểm sơ tuyển. Trên cơ sở số thí sinh đã được sơ tuyển, các trường này có thể tổ chức thêm các kỳ thi về năng khiếu, các kỳ thi nâng cao hoặc/và phỏng vấn để chung tuyển. Các trường phải công khai cách xét tuyển trước để xã hội có thể đánh giá về chất lượng đầu vào của các trường và giám sát việc thực hiện.

3 phương thức tuyển sinh trung học phổ thông

Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định, tuyển sinh trung học phổ thông được tổ chức theo một trong ba phương thức: Xét tuyển dựa trên kết quả rèn luyện, học tập của 4 năm học ở trung học cơ sở của đối tượng tuyển sinh, nếu lưu ban lớp nào thì lấy kết quả năm học lại của lớp đó;  Thi tuyển; Kết hợp thi tuyển với xét tuyển.
Cũng theo Thông tư, tuyển thẳng vào trung học phổ thông các đối tượng: Học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú; Học sinh là người dân tộc rất ít người; Học sinh khuyết tật; Học sinh đạt giải cấp quốc gia trở lên về văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, cuộc thi khoa học kĩ thuật dành cho học sinh trung học.
3-phuong-thuc-tuyen-sinh-thpt
Về đối tượng được cộng điểm ưu tiên, Sở giáo dục và đào tạo quy định điểm cộng thêm cho từng loại đối tượng được hưởng chế độ ưu tiên, gồm 3 nhóm đối tượng. Nhóm đối tượng 1 là con liệt sĩ; Con thương binh mất sức lao động 81% trở lên; Con bệnh binh mất sức lao động 81% trở lên; Con của người được cấp “Giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh mà người được cấp Giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh bị suy giảm khả năng lao động 81% trở lên”.
Nhóm đối tượng 2 là con của Anh hùng lực lượng vũ trang, con của Anh hùng lao động, con của Bà mẹ Việt Nam anh hùng; Con thương binh mất sức lao động dưới 81%; Con bệnh binh mất sức lao động dưới 81%; Con của người được cấp “Giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh mà người được cấp Giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh bị suy giảm khả năng lao động dưới 81%”.
Nhóm đối tượng 3 là người có cha hoặc mẹ là người dân tộc thiểu số; Người dân tộc thiểu số; Người học đang sinh sống, học tập ở các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
Sở giáo dục và đào tạo quy định đối tượng và điểm cộng thêm cho từng loại đối tượng được hưởng chế độ khuyến khích.

Thêm 6 ngành ĐH được tuyển sinh trở lại

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga vừa ký quyết định số 2001/BGDĐT-GDĐH cho phép tạm thời tiếp tục tuyển sinh và tổ chức đào tạo trình độ ĐH từ năm 2014 đối với 6 ngành đặc thù trình độ ĐH.

6 ngành này thuộc 4 cơ sở đào tạo gồm: Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn (ĐHQG TP.HCM); Trường ĐH Sư phạm TP Hồ Chí Minh; Trường ĐH Hùng Vương (Phú Thọ) và Trường ĐH Sân khấu điện ảnh Hà Nội.
Cụ thể, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM được tuyển sinh trở lại ngành ngôn ngữ Nhật (mã ngành D220209). Ngành này tuyển sinh khối D1, D4 và D6 với 130 chỉ tiêu. Các thí sinh nộp hồ sơ đăng ký dự thi vào ngành này, đến phòng đào tạo của trường (phòng A107, 280 An Dương Vương, quận 5, TP.HCM) để nộp, từ ngày 22.4 đến hết 9.5.
them-6-nganh-dh-duoc-tuyen-sinh-tro-lai
* Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn (ĐH Quốc gia TP.HCM) được tuyển sinh trở lại ngành ngôn ngữ Tây Ban Nha.
* Trường ĐH Hùng Vương (Phú Thọ) có 2 ngành được tuyển sinh trở lại gồm: sư phạm mỹ thuật và sư phạm âm nhạc.
* Trường ĐH Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội được tuyển sinh trở lại 2 ngành gồm: nhiếp ảnh, công nghệ điện ảnh - truyền hình.
Thông tin cụ thể như bảng sau:

TT
Tên ngành / chuyên ngành; trình độ
Khối thi
Chỉ tiêu
1
Ngành: Nhiếp ảnh
D210301


- Chuyên ngành: Nhiếp ảnh nghệ thuật
D210301A
S
25
- Chuyên ngành: Nhiếp ảnh báo chí
D210301B
S
25
2
Ngành: Công nghệ điện ảnh - truyền hình
D210302


- Chuyên ngành: Công nghệ dựng phim
D210302A
A
25
- Chuyên ngành: Âm thanh điện ảnh - truyền hình
D210302B
A
25
Trong đó, riêng ngành công nghệ điện ảnh - truyền hình (khối A), trường không tổ chức thi, các thí sinh có nguyện vọng thi vào ngành này phải đăng ký thi ở một trường có khối A theo đề thi 3 chung. 
Với ngành nhiếp ảnh, trường tổ chức sơ tuyển môn năng khiếu dự kiến từ ngày 2.7 đến 6.7 và chung tuyển dự kiến từ ngày 7.7 đến 11.7. Thí sinh được vào vòng chung tuyển phải thi môn ngữ văn, cùng đề thi và cùng ngày thi với khối C. Trường không xét tuyển điểm thi của thí sinh đã dự thi ở các trường khác và ngược lại.
Nội dung thi năng khiếu ngành nhiếp ảnh như sau:

TT
Chuyên ngành
Vòng Sơ tuyển
Vòng Chung tuyển / Hệ số điểm (HS)
Môn 1
Môn 2
Môn3
1
Nhiếp ảnh nghệ thuật
Thi viết kiến thức chung về văn hóa xã hội và văn học nghệ thuật
Viết bài phân tích tác phẩm nhiếp ảnh (HS1).
Thực hành chụp ảnh. Vấn đáp và phân tích các bức ảnh thí sinh đã chụp. (HS1) (TS tự túc máy ảnh cơ, đóng lệ phí vật liệu ảnh)
Ngữ văn
2
Nhiếp ảnh báo chí
Thí sinh nộp hồ sơ đăng ký dự thi và bài điều kiện dự thi chuyên ngành tại trường đến hết ngày 9.5.

Tích cực chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT

Tích cực chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT an toàn, chất lượng
GD&TĐ - Với những điểm mới trong công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm nay, nhiều Sở GD&ĐT cho biết đã có những lưu ý để để chuẩn bị chu đáo, đặc biệt trong các buổi thi có 2 môn thi.
Theo ông Phan Ngọc Trọng - Trường phòng Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục (Sở GD&ĐT Bến Tre), dự kiến kỳ thi tốt nghiệp tới, toàn tỉnh tổ chức 30 hội đồng thi với tổng số khoảng 9.866 thí sinh THPT và khoảng 1.110 giáo dục thường xuyên. Dự kiến số giám thị huy động vào khoảng 1.200 người.
tich-cuc-chuan-bi-cho-ky-thi-tot-nghiep-thpt
Để chuẩn bị tốt cho kỳ thi này, Sở GD&ĐT đã yêu cầu Hiệu trưởng các trường THPT, Giám đốc các trung tâm giáo dục thường xuyên chuẩn bị cơ sở vật chất, sửa sang phòng ốc… và thực hiện các công tác chuẩn bị khác. Sau khi cho học sinh đăng ký môn thi, Sở sẽ tiến hành chốt các số liệu để chuẩn bị phòng thi.
Theo ông Trọng, năm nay Bến Tre vẫn tổ chức thi theo cụm trường nhưng phòng thi trường nào riêng trường đó. Đặc biệt, phương án coi thi, với những điểm mới trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay, được trao đổi trước kỹ lưỡng, chu đáo, lường trước những khó khăn khi giao ca giữa các môn thi; đồng thời có phương án dự phòng tránh ùn tắc giao thông tại những hội đồng coi thi…
Gần tương đương với Bến Tre, kỳ tốt nghiệp THPT năm nay tại Bắc Ninh dự kiến lập 31 hội đồng coi thi với tổng số trên 13.000 thí sinh THPT và 700 thí sinh bổ túc THPT; tổng số khoảng 580 phòng thi với trên 1.400 giám thị được huy động.
Năm nay, mỗi trường THPT tại Bắc Ninh là một hội đồng coi, trong đó có một số hội đồng thi ghép, nhưng khác phòng giữa thí sinh THPT và bổ túc THPT.
Ông Nguyễn Như Minh - Trưởng phòng Khảo thí và kiểm định chất lượng (Sở GD&ĐT Bắc Ninh) cho biết, công tác thi năm 2014 trên địa bàn tỉnh đã được triển khai.
Theo đó, triển khai kế hoạch, phương án tổ chức các kỳ thi UBND tỉnh phê duyệt; hướng dẫn tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2014 của Bộ GD&ĐT; hướng dẫn các điểm mới trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2014, đồng thời triển khai và tập huấn phần mềm quản lý thi tốt nghiệp và phối hợp điều động giáo viên THCS tham gia coi thi tốt nghiệp THPT.
Nhấn mạnh đến tính an toàn, nghiêm túc, ông Nguyễn Đức Bưởi - Giám đốc Sở GD&ĐT Bắc Ninh cho biết đã yêu các hội đồng coi thi có kế hoạch chi tiết phân công nhiệm vụ cho các thành viên làm thi, kịp thời báo cáo Sở GD&ĐT khắc phục ngay những hạn chế có thể ảnh hưởng đến kỳ thi quan trọng này.
Theo thống kê của Sở GD&ĐT Thái Nguyên, năm nay, toàn tỉnh có khoảng 13.065 thí sinh tham gia thi tốt nghiệp THPT cả hệ THPT và bổ túc THPT.
Sở GD&ĐT quyết định thành lập tại mỗi điểm thi một hội đồng coi thi. Năm nay không tổ chức hội đồng thi riêng cho hệ giáo dục thường xuyên mà thi ghép cùng hội đồng thi giáo dục THPT trong cùng một hội đồng, có phòng thi riêng cho giáo dục thường xuyên.
Sở GD&ĐT Thái Nguyên cũng đã tổ chức hội nghị tập huấn để triển khai công tác thi và xét tốt nghiệp năm học 2013 - 2014. Tại hội nghị này, lãnh đạo Sở đã giao nhiệm vụ cho các hiệu trưởng các trường đặt địa điểm thi chủ động liên hệ với các đơn vị thi ghép để bàn bạc các công việc chuẩn bị cho kỳ thi.
Các hội đồng thi phải có phương án đảm bảo không ách tắc giao thông nhất là khu vực cổng trường, trong các buổi thi có 2 môn thi; hướng dẫn thí sinh tham gia giao thông và đảm bảo an ninh trật tự tại các điểm thi…
Tại Bình Dương, dự kiến 7.891 thí sinh dự thi kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay. Hội nghị triển khai công tác thi tốt nghiệp THPT năm 2014 cũng đã được tỉnh này tổ chức.

Vào trường THPT chuyên phải qua 2 vòng

Bộ GD-ĐT vừa ban hành quy chế sửa đổi, bổ sung việc tổ chức hoạt động của trường THPT chuyên.

Theo đó, học sinh dự tuyển vào trường THPT chuyên phải trải qua hai vòng thi, trong đó ở vòng 1 việc tuyển chọn sẽ căn cứ vào kết quả hạnh kiểm, học lực và kết quả tốt nghiệp THCS; kết quả tham gia các hoạt động xã hội, thi tài năng trong phạm vi tổ chức của địa phương, toàn quốc, khu vực và quốc tế; kết quả đánh giá chỉ số thông minh (IQ), chỉ số xúc cảm (EQ), chỉ số vượt khó (AQ) và các chỉ số đánh giá trí tuệ khác. Vòng 2 sẽ chỉ tổ chức thi tuyển đối với những thí sinh đã đạt ở vòng 1.

Các cơ quan quản lý trực tiếp trường chuyên quy định môn thi, hình thức thi, thời gian làm bài thi của mỗi môn thi theo từng lớp chuyên, hệ số điểm bài thi, điểm xét tuyển vào lớp chuyên và không chuyên thuộc khối trường này.

Đề nghị tổ chức 2 kỳ thi trên 1 năm

Trong đề xuất gửi Phó thủ tướng Vũ Đức Đam về tổ chức kỳ thi công nhận trình độ THPT và xét tuyển vào ĐH-CĐ, GS Trần Hồng Quân, đại diện Hiệp hội các trường ĐH-CĐ ngoài công lập, cho rằng có thể tổ chức 2 kỳ thi/năm cho đối tượng học hết bậc phổ thông (gồm cả người tự học, không học phổ thông) muốn xác nhận trình độ và dự tuyển vào các trường ĐH-CĐ.

Các kỳ thi này sẽ dựa trên cơ sở chương trình học phổ thông, đề thi chủ yếu theo hình thức trắc nghiệm khách quan, kết hợp một số câu hỏi tự luận. Việc thiết kế đề thi triển khai theo lý thuyết và công nghệ đo lường hiện đại, công nghệ phát triển ngân hàng câu hỏi, xây dựng đề thi tương đương... Mọi thí sinh sẽ thi ba môn đơn là toán, văn, ngoại ngữ và được chọn một trong hai môn thi tích hợp, hoặc có thể thi cả hai môn khoa học tự nhiên, nhân văn và khoa học xã hội.

Theo đề xuất trên, kết quả thi tối thiểu đạt điểm trung bình (4 hoặc 5 điểm/môn hoặc bài thi) sẽ được xét công nhận trình độ tốt nghiệp THPT và tương đương. Bảng điểm 4-5 điểm/môn thi đối với mỗi thí sinh cũng là cơ sở để các trường ĐH-CĐ xét tuyển theo phương án tính tổng điểm các môn thi của mỗi trường. GS Quân đề xuất tổng điểm này có thể xem là điểm chung tuyển đối với phần lớn các trường. Ngoài ra, các trường có yêu cầu cao hơn thì có thể xem đây là điểm sơ tuyển và tổ chức thêm các kỳ thi năng khiếu, nâng cấp, phỏng vấn để chung tuyển.

Hà Nội công bố kế hoạch tuyển sinh vào lớp 10

Năm 2014, Hà Nội tiếp tục kết hợp thi tuyển với xét tuyển để tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập và ngoài công lập, lớp 10 không chuyên trường THPT Chu Văn An và trường THPT Sơn Tây.
Với đối tượng dự tuyển là học sinh tốt nghiệp THCS năm học 2013 - 2014, nộp hồ sơ đăng ký dự tuyển tại trường mình đang học.
Học sinh có hộ khẩu thường trú hoặc bố, mẹ có hộ khẩu thường trú tại Hà Nội tốt nghiệp THCS năm học 2013 - 2014 tại các tỉnh, thành phố khác, nộp hồ sơ đăng ký dự tuyển tại phòng GD&ĐT nơi học sinh hoặc bố, mẹ học sinh đăng ký hộ khẩu thường trú.
ha-noi-cong-bo-ke-hoach-tuyen-sinh-vao-lop-10
Học sinh tốt nghiệp THCS năm học 2013 - 2014 tại các tỉnh, thành phố phía Bắc từ Thanh Hóa trở ra có đủ điều kiện được đăng ký dự tuyển vào lớp chuyên hoặc lớp không chuyên của trường THPT Chu Văn An, nộp hồ sơ đăng ký dự tuyển tại phòng GD&ĐT Cầu Giấy.
Học sinh được đăng ký dự tuyển 2 trường
Theo quy định của Sở GD&ĐT Hà Nội, mỗi học sinh được đăng ký nguyện vọng (NV) dự tuyển vào 2 trường THPT công lập, kể cả lớp 10 không chuyên của trường THPT Chu Văn An và trường THPT Sơn Tây, xếp theo thứ tự ưu tiên là NV1 và NV2.
Hai NV này phải trong cùng một khu vực tuyển sinh, trừ 2 trường hợp:
Thứ nhất, 1 trong 2 NV dự tuyển vào lớp 10 không chuyên Trường THPT Chu Văn An và THPT Sơn Tây; thứ hai, HS đăng ký học tiếng Pháp, tiếng Nhật tại các trường THPT có dạy tiếng Pháp, tiếng Nhật.
Toàn thành phố có 12 khu vực tuyển sinh. Học sinh (đúng độ tuổi, đủ điều kiện) có hộ khẩu thường trú hoặc bố, mẹ có hộ khẩu thường trú ở khu vực tuyển sinh nào được đăng ký NV dự tuyển vào 2 trường THPT công lập của khu vực tuyển sinh đó.
Học sinh được thay đổi nguyện vọng
Học sinh được chọn tối đa hai trong bốn trường sau: THPT chuyên Hà Nội-Amsterdam, THPT chuyên Nguyễn Huệ, THPT Chu Văn An và THPT Sơn Tây để đăng ký dự tuyển.
Nếu học sinh có NV đăng ký dự tuyển vào một môn chuyên tại hai trường thì phải ghi rõ trường NV1 và trường NV2. Trường hợp học sinh chỉ có NV đăng ký vào môn chuyên của một trường hoặc môn chuyên đã chọn chỉ có ở một trường thì đó là trường NV1.
Học sinh muốn nhập học tại trường đăng ký NV2 phải có ĐXT cao hơn điểm chuẩn của trường ít nhất 1,0 điểm. Học sinh đã trúng tuyển NV1 sẽ không được xét tuyển NV2. Khi hạ điểm chuẩn các trường chỉ nhận HS đăng ký NV1, không nhận học sinh đăng ký NV2.
Riêng đối với trường THPT Chu Văn An: Học sinh các tỉnh, thành phố phía Bắc từ Thanh Hóa trở ra có xếp loại học lực giỏi, hạnh kiểm tốt lớp 9 năm học 2013 - 2014 và đoạt giải chính thức trong kỳ thi HS giỏi cấp tỉnh (đoạt từ giải ba trở lên) được đăng ký dự tuyển vào lớp chuyên của môn đoạt giải hoặc lớp không chuyên.
Trong 2 ngày 27 và 28/5, học sinh được thay đổi nguyện vọng dự tuyển giữa các trường trong khu vực tuyển sinh đã đăng ký. Riêng với nguyện vọng đăng ký dự tuyển vào khối chuyên sẽ không được thay đổi.

Thứ Năm, 24 tháng 4, 2014

Hà Nội chỉ có một đợt xét tốt nghiệp THCS

Điểm mới mà Sở GD-ĐT Hà Nội công bố tại Hội nghị hướng dẫn công tác tuyển sinh năm học 2014 - 2015 và thi tốt nghiệp THPT năm 2014 diễn ra sáng 23.4 là năm nay chỉ có 1 đợt xét tốt nghiệp THCS từ ngày 15 - 19.5 cho tất cả các trường, không tổ chức thành 2 đợt như những năm trước.

Theo thống kê sơ bộ của Sở, năm nay số học sinh (HS) vào lớp 6 tăng hơn 22.000 so với năm trước. Sở GD-ĐT Hà Nội yêu cầu các quận, huyện chỉ đạo các nhà trường phải có nguồn thông tin chính xác số lượng trẻ. Việc phân tuyến tuyển sinh phải thật phù hợp, tránh trường hợp cùng trên một địa bàn quận, có trường thì quá tải, có trường thì rất vắng học sinh vào học. Riêng hai quận mới thành lập (Nam Từ Liêm và Bắc Từ Liêm) năm nay vẫn tuyển sinh theo địa bàn như các năm trước.
ha-noi-chi-co-mot-dot-xet-tuyen-vao-THCS

Liên quan đến chất lượng của việc xét tốt nghiệp, ông Nguyễn Văn Chất, Trưởng phòng quản lý thi và kiểm định chất lượng giáo dục, cho hay năm trước kết quả xét tốt nghiệp THCS đạt 99,56% nhưng chất lượng chưa thật đồng đều, số học sinh thi vào lớp 10 bị điểm 0 môn văn và toán có thể lên đến vài trăm em; đã có nhiều trường vận động những học sinh xếp loại tốt nghiệp trung bình hoặc yếu không dự thi lớp 10 THPT. Do đó, có nhiều em không được dự thi vào lớp 10 THPT mà chỉ tham gia học GDTX. Năm nay, Sở sẽ có một số đoàn đi kiểm tra về vấn đề này, đề nghị các quận, huyện chỉ đạo các trường tạo điều kiện cho HS được dự thi vào 10.

Hà Nội: thông tin mới về tuyển sinh lớp 10

Sở GDĐT Hà Nội vừa công bố việc chuẩn bị và tổ chức tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2014 - 2015. Đáng chú ý, học sinh (HS) được thay đổi nguyện vọng dự tuyển giữa các trường trong khu vực tuyển sinh đã đăng ký vào 2 ngày 27 và 28.5. Riêng với nguyện vọng đăng ký dự tuyển vào khối chuyên được giữ nguyên.
Theo Sở GDĐT, để dự tuyển sinh lớp 10 THPT, yêu cầu học sinh tốt nghiệp THCS năm học 2013-2014 nộp hồ sơ dự tuyển tại trường mình đang học. Riêng HS có hộ khẩu thường trú (HKTT) hoặc bố, mẹ có HKTT tại Hà Nội, tốt nghiệp THCS năm học 2013-2014 tại các tỉnh, TP khác thì nộp hồ sơ đăng ký dự tuyển tại phòng GDĐT nơi HS hoặc bố, mẹ học sinh đăng ký HKTT.
HS tốt nghiệp THCS năm học 2013-2014 tại các tỉnh, TP phía Bắc - từ Thanh Hoá trở ra, có đủ điều kiện được đăng ký dự tuyển vào lớp chuyên hoặc lớp không chuyên của trường THPT Chu Văn An, nộp hồ sơ dự tuyển tại phòng GDĐT quận Cầu Giấy.
Năm nay, mỗi HS được đăng ký nguyện vọng (NV) dự tuyển vào 2 trường THPT công lập, kể cả lớp 10 không chuyên của trường THPT Chu Văn An và trường THPT Sơn Tây, xếp theo thứ tự ưu tiên là NV1 và NV2. Hai NV này phải trong cùng một khu vực tuyển sinh, trừ 2 trường hợp sau: 1 trong 2 NV dự tuyển vào lớp 10 không chuyên trường THPT Chu Văn An và trường THPT Sơn Tây; HS đăng ký học tiếng Pháp, tiếng Nhật tại các trường THPT có dạy tiếng Pháp, tiếng Nhật.

Đối với lớp 10 chuyên, HS được chọn tối đa 2 trong 4 trường sau: THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam, THPT chuyên Nguyễn Huệ, THPT Chu Văn An và THPT Sơn Tây để đăng ký dự tuyển. Riêng với trường THPT Chu Văn An, HS các tỉnh, TP từ Thanh Hoá trở ra có xếp loại học lực giỏi, hạnh kiểm tốt lớp 9 năm học 2013-2014 và đoạt giải chính thức trong kỳ thi HS giỏi cấp tỉnh (đoạt từ giải ba trở lên) được đăng ký dự tuyển vào lớp chuyên của môn đoạt giải hoặc lớp không chuyên.

Năm nay, Hà Nội vẫn thực hiện phương thức kết hợp thi tuyển với xét tuyển, theo quy chế của Bộ GDĐT, để tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập và ngoài công lập, lớp 10 không chuyên trường THPT Chu Văn An và trường THPT Sơn Tây. Căn cứ vào điểm xét tuyển (ĐXT) để tuyển sinh vào lớp 10 THPT. ĐXT là tổng điểm của kết quả học tập, rèn luyện của HS ở cấp THCS và kết quả thi 2 môn ngữ văn, toán (trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT ngày 23.6.2014) và điểm cộng thêm.

Năm học 2014-2015 có 29 trường trung cấp chuyên nghiệp (TCCN) trên địa bàn Hà Nội tuyển HS tốt nghiệp THCS vào học với nhiều ngành nghề. Sau khi tốt nghiệp, HS được cấp bằng TCCN hệ chính quy theo quy định của Bộ GDĐT. Phương thức tuyển sinh vào hệ này chỉ là xét tuyển căn cứ điểm tổng kết năm học lớp 9 hai môn văn hóa theo ngành đăng ký dự tuyển.

Theo Sở GDĐT, năm nay Hà Nội sẽ đảm bảo 100% số HS đã tốt nghiệp THCS có nguyện vọng tiếp tục đi học đều được tuyển vào các trường THPT, các trung tâm GDTX và các trường TCCN có tuyển HS tốt nghiệp THCS.

Đối tượng được tuyển thẳng vào THPT

Theo quy chế tuyển sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông của Bộ Giáo dục và Đào tạo, một số đối tượng sẽ được tuyển thẳng vào trung học phổ thông.

Theo đó, các đối tượng được tuyển thẳng vào trung học phổ thông bao gồm: học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú; học sinh là người dân tộc rất ít người, học sinh khuyết tật; học sinh đạt giải cấp quốc gia trở lên về văn hóa; văn nghệ; thể dục thể thao; Cuộc thi khoa học kĩ thuật dành cho học sinh trung học.
doi-tuong-duoc-tuyen-thang-vao-thpt

Cũng theo quy chế này, Sở giáo dục và đào tạo quy định điểm cộng thêm cho từng loại đối tượng được hưởng chế độ ưu tiên, gồm:
Nhóm đối tượng 1: Con liệt sĩ; Con thương binh mất sức lao động 81% trở lên; Con bệnh binh mất sức lao động 81% trở lên; Con của người được cấp Giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh mà người được cấp Giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh bị suy giảm khả năng lao động 81% trở lên.

Nhóm đối tượng 2: Con của Anh hùng lực lượng vũ trang, con của Anh hùng lao động, con của Bà mẹ Việt Nam anh hùng; Con thương binh mất sức lao động dưới 81%; Con bệnh binh mất sức lao động dưới 81%; Con của người được cấp Giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh mà người được cấp Giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh bị suy giảm khả năng lao động dưới 81%.

Nhóm đối tượng 3: Người có cha hoặc mẹ là người dân tộc thiểu số; Người dân tộc thiểu số; Người học đang sinh sống, học tập ở các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
Bên cạnh đó, Sở giáo dục và đào tạo quy định đối tượng và điểm cộng thêm cho từng loại đối tượng được hưởng chế độ khuyến khích.

Thứ Tư, 23 tháng 4, 2014

Bến Tre công bố chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10


Bến Tre công bố chỉ tiêu tuyển sinh vào 10
GD&TĐ - Sở GD&ĐT Bến Tre vừa công bố chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2014 - 2015 các trường THPT công lập trên địa bàn.
Cụ thể, thành phố Bến Tre tuyển 1.005 chỉ tiêu; huyện Châu Thành: 990 chỉ tiêu; huyện Bình Đại: 1.080 chỉ tiêu; huyện Giồng Trôm: 1.350 chỉ tiêu;
Huyện Ba Tri: 1.710 chỉ tiêu; huyện Mỏ Cày Bắc: 720 chỉ tiêu; Mỏ Cày Nam: 1.395 chỉ tiêu; Thạch Phú: 1.015 chỉ tiêu; Chợ Lách: 900 và Trường THPT chuyên Bến Tre: 235 chỉ tiêu.
Tổng chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10 trên toàn tỉnh là 10.400 chỉ tiêu.

Tuyển sinh đại học trên dưới bối rối

'Chính sách tuyển sinh như năm nay, tốp trên cũng rối, tốp dưới cũng… bối rối vì không chấm dứt được tình trạng thí sinh ảo.'

Thí sinh làm bài thi tại trường ĐH Ngoại Thương Hà Nội trong kỳ tuyển sinh ĐH, CĐ năm 21013. ảnh: Như Ý
Thí sinh làm bài thi tại trường ĐH Ngoại Thương Hà Nội trong kỳ tuyển sinh ĐH, CĐ năm 21013. ảnh: Như Ý.
Trên là ý kiến của ông Lê Viết Khuyến, Phó Chủ tịch Hiệp hội các trường ngoài công lập.
Ngay sau khi ngành GD&ĐT đưa ra thông tin: dự kiến, sẽ có 3 hoặc 4 mức điểm xét tuyển vào ĐH, CĐ hệ chính quy năm 2014, nhiều nhà quản lý giáo dục đã có ý kiến về vấn đề này. 
Chả ích gì!
Đó là lời nhận xét chung của nhiều nhà quản trị ĐH các trường ĐH Bách khoa, ĐHKH Tự nhiên (ĐHQG HN)… bởi lý do: các trường ĐH tốp trên chưa bao giờ phải cân nhắc đến điểm sàn (ĐS) khi tuyển sinh. Nhiều trường tự định ra ĐS ở mức cao hơn. Lấy ĐHQG HN là một ví dụ, ĐS để bước chân vào ĐH này bao giờ cũng là 17-18, cao hơn ĐS quốc gia từ 3 đến 4. Trên thực tế, ông Mai Trọng Nhuận, nguyên GĐ ĐHQG HN cho rằng, các trường đã tự đặt ra nhiều ĐS từ trước nay, bằng chính điểm chuẩn của họ, trường 20, trường 25, có trường 27 điểm còn trượt.

“Hãy để các trường tự xếp hạng, tự phân tầng bằng điểm chuẩn của mình. Trường nào kém quá loại đi là xứng đáng!”
Ông Lê Viết Khuyến, Phó Chủ tịch Hiệp hội các trường ngoài công lập
Ông Lê Viết Khuyến, Phó Chủ tịch Hiệp hội các trường ngoài công lập, khối trường được cho rằng ĐS ảnh hưởng nhiều nhất, cũng khẳng định: so với mọi năm, chủ trương “3 hay 4” chả có gì mới, đây chỉ là cách “chơi chữ” của các nhà quản lý giáo dục, nghe cho có vẻ khoa học mà thôi. Ông Khuyến nói, ngay cả chuyện phân tầng đại học để cho các trường tự xếp hạng cũng chỉ là câu chuyện nói có vẻ đại ngôn bởi từ lâu, điểm chuẩn của các trường đã xác định thứ hạng của họ.
Ngay như trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ HN, một trường hầu như tuyển sát sàn trở lên cũng có quan điểm rất rõ ràng. “Điểm quốc gia đã lọc cho 20% người đỗ thì cớ gì phải bỏ”, ông Kim Sơn, Chánh văn phòng nhà trường nói. Ông Sơn cho rằng học sinh chọn học, ra trường có việc làm, và ngày càng có nhiều người tự tìm đến học, đó là sự xếp hạng hay nhất nên “chúng tôi chả ngại chuyện xếp hạng hay tuyển sát ĐS”, ông Kim Sơn khẳng định. Vì vậy, theo ông Sơn, 3 hay 4 thì trường này vẫn tuyển sát nút và lấy từ cao xuống!
Đắn đo khi nhận mức C hay D?
Ông Đoàn Văn Vệ, Trưởng phòng đào tạo trường ĐHKH Tự nhiên (ĐHQG HN) cho rằng 3 hay 4 mức điểm sàn (ĐS) đều không ảnh hưởng gì tới đa số các trường ĐH. Ông Vệ dự báo: chẳng hạn gọi 3 hay 4 mức ĐH là A, B, C, D thì các trường chủ yếu chắc sẽ nhận mình ở tốp A, B và không trường nào muốn nhận mình ở tốp C hay D. Những trường phải nhận ở nhóm C hay D cũng sẽ phải cân nhắc và xa hơn, năm nay nhận C hay D thì liệu sang năm liệu có nằm trong nhóm C hay D không?
Hệ số còn quá cứng nhắc
Ngay cả quyền quyết định nhân hệ số 2 một môn mà Bộ GD&ĐT cho quyền các trường quyết định cũng chả có gì mới. “Nhiều trường đã âm thầm tự làm từ lâu để tuyển sinh được mềm dẻo hơn theo chuyên ngành đào tạo (chủ yếu là môn ngoại ngữ hoặc môn năng khiếu)”, ông Lê Viết Khuyến, Phó Chủ tịch các trường ngoài công lập nói. Một nhà quản trị ĐH ở ĐH Bách khoa nhìn nhận vấn đề ở góc độ rộng hơn: trọng số (nhân hệ số 2) một môn học mà Bộ mới đưa ra là quá cứng nhắc. Nhà quản lý này đặt các câu hỏi tại sao chỉ là một môn được nhân hệ số và tại sao lại chỉ là hệ số 2? Theo ông Bộ nên để quyền tự quyết cho các trường với quy định mềm dẻo hơn, chẳng hạn: có thể nhân hệ số 1-2 môn thi, với hệ số từ 1-2… để các trường tùy ngành đào tạo mà có thể nhân hệ số 2 môn với các trọng số, có thể là, 1,5 hoặc 2,0 mới hợp lý.
Bộ cần nắm chỉ tiêu đúng thực lực các trường
Ông Lê Viết Khuyến nói: chính sách tuyển sinh như năm nay, tốp trên cũng rối, tốp dưới cũng… bối rối vì không chấm dứt được tình trạng thí sinh ảo.
Lý do ông Khuyến đưa ra là đề thi tuyển sinh không chuẩn nên 20% thí sinh đạt điểm cao nhất của môn này là 7 thì rất có thể của môn khác chỉ là 5 hoặc 3. Điều này dẫn đến sự không hợp lý của phương án ĐS là tổng điểm 3 môn thi mà Bộ đưa ra. Điều Bộ nên làm là, dựa vào phổ điểm thi của thí sinh, định ĐS riêng của từng môn và các ĐS phải là riêng đối với các vùng đặc thù khác nhau để thể hiện tính công bằng cho vùng miền, như ông Khuyến đề nghị. Theo ông Khuyến, hình thức ưu tiên cộng thêm 2 điểm, 3 điểm cho thí sinh chỉ là trò chơi “bốc thuốc”.
Cũng theo ông Khuyến: để giải quyết vấn đề của tuyển sinh, điều mà Bộ GD&ĐT cần làm nghiêm túc là phải nắm chỉ tiêu, đúng thực lực của các trường, không để các trường tự đặt chỉ tiêu theo kiểu “phóng thiên phóng địa”, sinh ra hiện tượng như vừa qua: một trường ĐH chỉ có mười mấy giảng viên với hơn 10 ngành đào tạo mà tự định ra 800-900 chỉ tiêu tuyển sinh! Ông Khuyến kết luận: Bộ GD&ĐT thả lỏng chỉ tiêu như hiện nay thì “3 hay 4” hay phương án nào cũng không cứu vãn được tình thế tuyển sinh hiện nay. Ông Lê Viết Khuyến khẳng định: với chức năng to lớn của mình, việc của Bộ GD&ĐT không phải chi ly tới mức 3-4 ĐS mà là tổ chức thật tốt kỳ thi tốt nghiệp THPT sắp tới. “Ở các nước tiên tiến cũng chỉ 70-75% học sinh tốt nghiệp. Nếu làm tốt thì trong tương lai, kết quả kỳ thi này có thể làm một căn cứ để các trường ĐH có thể hoạch định phương án tuyển sinh. Đó mới là giao quyền tự chủ cho các trường” – Ông Khuyến nói.

Cấu trúc giáo dục trung học phổ thông chỉ trong 10 năm

Điểm thi tốt nghiệp THPT (lớp 10) sẽ quyết định việc phân luồng mạnh mẽ, rõ ràng hơn. Số lượng học sinh chuẩn bị vào đại học sẽ giảm đi”.
Viết tiếp bài “Tái cấu trúc giáo dục phổ thông: Quay về mô hình những năm 1960?”. Báo điện tử Giáo dục Việt Nam tiếp tục giới thiệu bài viết của GS. TSKH. Phạm Sỹ Tiến (Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội), để góp thêm ý tưởng về phân luồng giáo dục phổ thông. Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả. 
Bậc phổ thông gói gọn trong 10 năm
Thi là một khâu quan trọng trong giáo dục phổ thông. Ở Singapore, cuối lớp 6 học sinh tiểu học phải qua kỳ thi hoàn tất Tiểu học (Primary School Leaving Examination – PSLE). Trong cấu trúc lại giáo dục phổ thông, tuy không nên yêu cầu cao ở các kỳ thi, nhưng cần coi trọng thi để có chuẩn thực hiện việc phần luồng học sinh và xét tuyển vào đại học.
Khi tốt nghiệp THCS (lớp 7 theo cấu trúc mới), có thể lấy điểm tổng kết quá trình học tập để cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình THCS. Với giấy chứng nhận đó, học sinh có thể đăng ký học tại các trường dạy nghề. Đối với học sinh muốn học tiếp THPT, cần yêu cầu dự một kỳ thi nghiêm túc với các môn Toán, Tiếng Việt, Ngoại ngữ làm điều kiện vào học THPT (đến lớp 10).

Ảnh minh họa
 Khi tốt nghiệp THPT (lớp 10), cần thiết phải tổ chức một kỳ thi quốc gia rất nghiêm túc, với nội dung thi bao hàm hầu hết các môn học ở THPT, gồm 5 môn: Toán, Văn, Ngoại ngữ, Sử học và chọn một trong các môn Địa lý, Vật lý, Hóa học, Sinh học. Đề thi cần kiểm định sao cho có thể 85-90% số học sinh tốt nghiệp THPT sau 10 năm học tập. Nếu tỷ lệ đỗ quá thấp sẽ là gánh nặng cho xã hội. Với kỳ thi quốc gia tốt nghiệp THPT nghiêm túc thì dù tỷ lệ tốt nghiệp THPT cao, nhưng vẫn có thể sử dụng làm căn cứ tuyển sinh của các trường đại học hay cao đẳng, trường nghề một cách rõ ràng và đảm bảo chất lượng nếu có một số quy định, ví dụ như sau:
Học sinh đạt 25 điểm là tốt nghiệp THPT (trung bình 5 điểm mỗi môn, không có môn bị điểm 0).
Điểm chuẩn để được xét vào học THNC có thể là 35 điểm (trung bình mỗi môn thi đạt 7 điểm trở lên, không có môn bị điểm 0). Học sinh đạt dưới chuẩn 35 điểm chỉ được đăng ký vào học tại các trường cao đẳng, trung cấp, trường trung học nghề, cao đẳng, cao đẳng nghề. Điểm chuẩn (35 điểm) có thể thay đổi cao hơn hoặc thấp hơn sao cho chỉ khoảng 50% số học sinh tốt nghiệp THPTđược vào THNC, chuẩn bị học đại học.
Như vậy, trong cấu trúc mới, giáo dục phổ thông chủ yếu là 10 năm. Điểm thi tốt nghiệp THPT (lớp 10) sẽ quyết định việc phân luồng mạnh mẽ, rõ ràng. Số lượng học sinh chuẩn bị vào đại học sẽ giảm đi. Sau THNC việc tuyển vào các trường đại học do các trường đại học quyết định (nên bàn riêng).

Đổi mới các trường nghề, trường trung cấp, cao đẳng
Mong muốn 50% số học sinh tốt nghiệp THPT (10 năm) sẽ được định hướng học tiếp tại các trường nghề, trường trung cấp hoặc trường cao đẳng, ngoài quy định điểm thi THPT, cần mở rộng, phát triển và tăng cường đầu tư nhiều trang thiết bị hơn nữa cho hệ thống các trường này.
Ngoài ra, cần chú ý về quy định và chính sách của nhà nước đối với các trường nghề, trường trung cấp, trường cao đẳng. Lâu nay các loại trường này thiếu sức hấp dẫn vì học sinh tốt nghiệp khó tìm việc làm so với người tốt nghiệp trình độ cao hơn. Nhà nước và các bộ, ngành liên quan cần ban hành các quy định về sử dụng lao động. 
Với nhiều nghề trình độ sơ cấp, cần yêu cầu các doanh nghiệp, công ty, tổng công ty chỉ được sử dụng người có văn bằng của các trường nghề hay trường trung cấp. Đây là kinh nghiệm của các nước phát triển nhằm giúp cho các trường nghề, trường trung cấp về xây dựng, may mặc, điện dân dụng và nhiều nghề đơn giản có thể phát triển. 
Mặt khác, chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp sẽ được đảm bảo. Đồng thời, cần quy định nhiều công việc phải ưu tiên sử dụng trình độ cao đẳng. Đối với các công việc đó, ngoài những vị trí lãnh đạo, nếu sử dụng trình độ đại học, thì cơ quan và cá nhân phải chịu thuế cao. Mặt khác, các trường nghề, trường trung cấp, trường cao đẳng phải thực sự đóng vai trò đào tạo kỹ năng cho người học tốt hơn các trường đại học.
Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo ghi: “Trước mắt, ổn định hệ thống giáo dục phổ thông như hiện nay”, tuy nhiên Nghị quyết 29 cũng nêu rõ: “Tiếp tục nghiên cứu đổi mới hệ thống giáo dục phổ thông phù hợp với điều kiện cụ thể của đất nước và xu thế phát triển giáo dục của thế giới”. Như vậy, hệ thống giáo dục phổ thông hiện nay chưa thể nói là tối ưu. Do đó, cần sớm nghiên cứu cấu trúc lại hệ thống giáo dục phổ thông đồng thời với giáo dục đại học và hệ thống đào tạo nghề.

Hà Nội: Một số lưu ý khi thi vào lớp 10

Ngày 22-4, Sở GD-ĐT Hà Nội công bố phương án tuyển sinh lớp 10 THPT năm học 2014 - 2015.

Theo phương án đã được UBND thành phố phê duyệt, Hà Nội vẫn duy trì phương thức kết hợp thi tuyển với xét tuyển làm căn cứ để tuyển sinh lớp 10. Kỳ thi sẽ diễn ra ngày 23-6-2014. Để giúp HS chuẩn bị tốt cho kỳ thi quan trọng này, ông Nguyễn Văn Chất - Trưởng phòng Quản lý thi và kiểm định chất lượng giáo dục (Sở GD-ĐT Hà Nội) có cuộc trao đổi với Báo Hànộimới về những vấn đề liên quan.

Các em học sinh cần nghiên cứu kỹ hồ sơ trước khi đăng ký để tránh những sai sót đáng tiếc có thể xảy ra.   Ảnh: Viết Thành
Các em học sinh cần nghiên cứu kỹ hồ sơ trước khi đăng ký để tránh những sai sót đáng tiếc có thể xảy ra. Ảnh: Viết Thành

- Theo ông, điều mà HS cần đặc biệt lưu ý khi đăng ký nguyện vọng dự tuyển vào lớp 10 THPT năm học 2014 - 2015 là gì?

- Việc đăng ký nguyện vọng là khâu quan trọng đầu tiên của kỳ thi. Mỗi HS được đăng ký nguyện vọng (NV) dự tuyển vào 2 trường THPT, kể cả lớp 10 không chuyên của Trường THPT Chu Văn An và THPT Sơn Tây, xếp theo thứ tự ưu tiên là NV1 và NV2. 2 NV này phải trong cùng một khu vực tuyển sinh (KVTS), trừ 2 trường hợp: Thứ nhất, 1 trong 2 NV dự tuyển vào lớp 10 không chuyên Trường THPT Chu Văn An và THPT Sơn Tây; thứ hai, HS đăng ký học tiếng Pháp, tiếng Nhật tại các trường THPT có dạy tiếng Pháp, tiếng Nhật. Toàn thành phố có 12 KVTS. HS (đúng độ tuổi, đủ điều kiện) có hộ khẩu thường trú hoặc bố, mẹ có hộ khẩu thường trú ở KVTS nào được đăng ký NV dự tuyển vào 2 trường THPT công lập của KVTS đó.

- Trong trường hợp có nơi cư trú thực tế khác với nơi đăng ký thường trú thì HS sẽ đăng ký NV dự tuyển ra sao?

- Sở GD-ĐT cho phép HS thuộc vùng giáp ranh giữa các KVTS hoặc có chỗ ở thực tế khác với nơi đăng ký hộ khẩu thường trú và có đủ điều kiện dự tuyển theo quy định được phép đổi KVTS với điều kiện: 2 NV vào 2 trường THPT công lập phải ở trong cùng một KVTS, trừ 2 trường hợp đã nêu ở trên. HS có nguyện vọng đổi KVTS cần có đơn xin đổi KVTS (theo mẫu), trong đơn nêu rõ lý do đổi và được hiệu trưởng nhà trường xác nhận. Riêng với HS muốn vào Trường THPT Việt Đức để được chọn học tiếng Đức thì phải đăng ký 1 NV vào Trường THPT Việt Đức, NV còn lại vào 1 trường THPT thuộc KVTS 2, nghĩa là trường có cùng KVTS với Trường THPT Việt Đức. Hà Nội không phân biệt KVTS đối với những HS có NV dự tuyển vào các trường THPT có tuyển lớp 10 tiếng Pháp, tiếng Nhật.

- Ngoài việc đăng ký NV vào lớp 10 không chuyên, nếu HS có NV vào lớp 10 chuyên thì đăng ký NV thế nào, thưa ông?

- Khi đăng ký NV dự tuyển vào lớp 10 chuyên, HS phải căn cứ vào khả năng học tập, môn chuyên có ở các trường và lịch thi các môn chuyên để đăng ký cho phù hợp. HS được chọn tối đa 2 trong 4 trường THPT: Chuyên Hà Nội - Amsterdam, chuyên Nguyễn Huệ, Chu Văn An và Sơn Tây để đăng ký dự tuyển. Nếu HS có NV đăng ký dự tuyển vào 1 môn chuyên tại 2 trường thì phải ghi rõ trường NV1 và NV2. Trường hợp HS chỉ có NV đăng ký vào môn chuyên của 1 trường hoặc môn chuyên đã chọn chỉ có ở 1 trường thì đó là trường NV1.

- Vậy sau khi đã đăng ký NV, HS muốn thay đổi NV thì có được hay không?

- Ngày 26-5, Sở GD-ĐT sẽ công bố công khai số lượng HS đăng ký dự tuyển vào lớp 10 không chuyên của từng trường THPT tại các trường THPT và trên Báo Hànộimới. Căn cứ vào dữ liệu này, HS có thể thay đổi NV dự tuyển, song cần nộp đơn dự tuyển (theo mẫu) tại các phòng GD-ĐT, thời gian trong hai ngày 27 và 28-5. Tuy nhiên, HS chỉ được thay đổi NV dự tuyển giữa các trường trong KVTS đã đăng ký và không được phép thay đổi NV sau khi đã đăng ký NV dự tuyển vào các lớp chuyên, trường chuyên.

- Việc đăng ký NV dự tuyển vào các trường THPT ngoài công lập có điểm gì khác so với trường THPT công lập không, thưa ông?

- HS muốn được tuyển vào các trường THPT ngoài công lập cũng phải tham dự kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT (diễn ra vào ngày 23-6) như đối với mọi HS khác, nhưng không bắt buộc phải đăng ký NV dự tuyển vào các trường THPT theo các KVTS đã quy định. Tuy nhiên, những HS không đủ điều kiện dự tuyển vào trường THPT công lập hoặc chỉ có NV dự tuyển vào trường THPT ngoài công lập cần lưu ý khi ghi phiếu dự tuyển phải ghi chữ in hoa "NCL" (ngoài công lập) vào mục NV2, ghi tên 1 trường THPT công lập vào mục NV1 và dự thi tại hội đồng coi thi của trường đó để có điểm xét tuyển vào lớp 10 trường THPT ngoài công lập. Điểm xét tuyển của HS chỉ có giá trị xét tuyển vào trường THPT ngoài công lập, không được xét vào bất kỳ một trường THPT công lập nào.